I - QUYỀN AN CƯ:

 

9) Quyền Riêng Tư (Right to Privacy) (điều 12 TNQTNQ và điều 17 CUDSCT)

Không ai có thể bị xâm phạm trái phép vào đời tư, gia đình, nhà ở hay thư tín, hoặc bị xúc phạm đến danh dự và phẩm giá. Luật pháp bảo vệ con người chống lại những xâm phạm nói trên.

Từ thế kỷ 13 khi Đại Hiến Chương Magna Carta được ban hành, người Anh thường nói: "Căn nhà của chúng tôi có thể dột nát, mưa gió có thể lọt vào, nhưng vua chúa và công an cảnh sát thì không được vào!". Tại Việt Nam ngày nay, những biện pháp quản chế hành chánh (administrative internment) cho phép công an xâm phạm đến danh dự, phẩm giá, đời tư, nhà ở, thư tín của công dân đã hiển nhiên vi phạm nhân quyền, vì nạn nhân không phạm tội gì, không bị truy tố ra toà và vẫn được suy đoán là vô tội.

10) Quyền Tự Do Đi Lại Và Cư Trú (Freedom of Movement and Residence) (điều 13 TNQTNQ và điều 12 CUDSCT)

Ngoài quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong nước, người dân còn được quyền xuất ngoại và hồi hương. Tháng 8/1997, Liên Hiệp Quốc công bố bản phúc trình lên án Bắc Hàn vi phạm quyền Tự Do Đi Lại và Tự Do Cư Trú vì đã cấm người dân ra khỏi nước và cũng không cho phép người dân từ ngoại quốc trở về Bắc Hàn. Phẫn chí, Bắc Hàn rút ra khỏi Công Ước Dân Sự và Chính Trị Liên Hiệp Quốc (và mặc nhiên rút khỏi cộng đồng các quốc gia văn minh)

Cũng như các nhân quyền khác, quyền tự do đi lại và cư trú chỉ có thể bị hạn chế theo luật, mục đích để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay quyền tự do của người khác (điều 29 khoản 2 TNQTNQ và điều 12 khoản 3 CUDSCT). Trên thực tế, tại các quốc gia không theo chế độ tam quyền phân lập, các cơ quan tư pháp và lập pháp thường lệ thuộc vào chính phủ; những hạn chế nhân quyền chỉ là những vi phạm nhân quyền khéo che đậy và được diễn ra thường hằng tại các quốc gia chuyên chế và ấu trĩ.

11) Quyền Tị Nạn (Right to Asylum) (điều 14 TNQTNQ)

Trong trường hợp bị chính quyền ngược đãi, đàn áp hay bị đe doạ truy tố vì những hành vi chính trị, người dân có quyền tìm kiếm và hưởng quyền tị nạn tại các nước khác. Những ai bị đàn áp vì lý do chủng tộc hay tôn giáo cũng có thể được hưởng quyền này.

Các Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc không đề cập đến quyền tị nạn (do áp lực và thỏa hiệp với các nước CS Âu Châu). Tuy nhiên nhiều quốc gia đã ký kết những Công Ước quốc tế khác trong đó quyền tị nạn vẫn được thừa nhận. Vả lại nếu đã có Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì cũng phải có quyền tị nạn. Tại Âu Châu, các chính phủ có quyền hạn chế các hoạt động chính trị của dân tị nạn. Trong mọi trường hợp, các thường trú nhân hợp pháp không thể bị trục xuất về nguyên quán nơi mà mạng sống và tự do của họ bị đe doạ vì lý do chính kiến, sắc tộc, tôn giáo hay thành phần xã hội. (điều 13 CUDSCT) Mọi quyết định trục xuất tập thể một số ngoại kiều đều bị cấm đoán.

12) Quyền Có Quốc Tịch (Right to Nationality) (điều 15 TNQTNQ)

Chiếu công pháp quốc tế, ai cũng có quyền có quốc tịch tại nơi sinh quán của mình. Ngoài ra nếu cha mẹ có quốc tịch ngoại quốc, các con cũng được quyền mang quốc tịch của cha mẹ. Không ai có thể bị tước quốc tịch nguyên thủy tại nơi sinh quán. Nếu sinh sống tại ngoại quốc và hội đủ điều kiện, các thường trú nhân có quyền thay đổi quốc tịch (quốc tịch là một khái niệm hành chánh, không có ý nghiã như tổ quốc).

Các Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc không đề cập đến quyền có quốc tịch của con người (do áp lực của các nước Cộng Sản Âu Châu). Đây là một "nghịch lyù" (juridical anomaly) xuất phát từ những thỏa hiệp chính trị nhất thời (thêm một thí dụ về nghịch lý: chim không biết bay!). Đã đến lúc nhân loại văn minh tu chính lại nghịch lý này trong các công ước nhân quyền.

13) Quyền Kết Hôn và Lập Gia Đình (Right of the Family) (điều 16 TNQTNQ và điều 23, 24 CUDSCT)

Các thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn đều có quyền kết hôn và lập gia đình do sự thuận tình của đôi bên. Nam nữ được bình đẳng về hôn nhân khi kết hôn cũng như khi ly hôn.

Gia đình được công nhận là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ. Điều 24 CUDSCT quy định quyền bình đẳng của các con (không phân biệt chính thức hay ngoại hôn), được quyền có quốc tịch và mang tên họ của cha/mẹ.

14) Quyền Sở Hữu (Right to Property) (điều 17 TNQTNQ)

Cũng như quyền tị nạn, quyền có quốc tịch và sở hữu không được ghi trong các Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là một "nghịch lyù" cần phải tu chính. Quyền sở hữu có lẽ là quyền tự nhiên mạnh nhất của con người (trẻ em cầm đồ chơi trong tay, nếu ai giật đi, nó sẽ phản kháng bằng những võ khí mạnh nhất của nó: la hét và nước mắt). Có sờ hữu mới có động cơ cố gắng làm việc tạo nên tiến bộ và phát triển. Về mặt lý thuyết, quyền sở hữu là sự phản chiếu của quyền tự do từ bình diện tinh thần xuống bình diện kinh tế xã hội. Quyền sở hữu không phải là sự đánh cắp như Mác cố tình hiểu lầm. Sự truất hữu tập sản hoá mới chính là sự đánh cắp! Nó đã làm cho một nửa nhân loại lâm vào cảnh điêu linh đói khổ trong suốt nửa thế kỷ vừa qua.

Quyền sở hữu có tính cách vật chất (kinh tế) như nhà cửa, xe cộ, đồ đạc, quần áo, tiền bạc (tiêu thụ) hay tiền vốn (đầu tư buôn bán). Nó cũng có tính cách tinh thần (kỹ thuật hay văn hoá) như nghề chuyên môn, công trình phát minh khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, vốn trí thức (viết văn, dạy học) v.v... (intellectual, literary and artistic property).

Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền viết: "Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng rẽ hoặc chung nhau (hùn vốn lập hội). Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán."

Từ 1789 các nhà Cách Mạng Dân Quyền Pháp đã nhận định trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền như sau: "Quyền có tài sản là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nó không thể bị nhà cầm quyền truất hữu dù có lý do lợi ích công cộng, nếu không có sự bồi thường thỏa đáng từ trước khi truất hữu."

Các Công Ước Mỹ Châu, Âu Châu, và Phi Châu cũng quy định quyền được hưởng dụng tài sản (sau khi đóng thuế cho quốc gia). Sự cho vay lãi nặng và chế độ "người bóc lột người" phải bị cấm chỉ theo luật.

Quốc gia phải tạo cơ hội cho mỗi người dân có một căn nhà để cư ngụ, có sở ruộng hay nghề chuyên môn để sinh sống hay có một số vốn để buôn bán hay đầu tư. Quyền sở hữu như vậy có cả tác dụng an cư và lạc nghiệp.

Về đầu bài
 [Tiếng Anh]

 

Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Quyền Dân Sự, và Chính Trị
Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa
Phần Diễn Giải
Nhân Quyền Bậc 1
Nhân Quyền Bậc 2
   Quyền An Cư
   Quyền Lạc Nghiệp
Nhân Quyền Bậc 3
Phụ Đính 1


Lấy toàn bài: [Microsoft Word]
Lời giới thiệu: [Microsoft Word]
Lời nói đầu: [Microsoft Word]
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [Microsoft Word]
Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [Microsoft Word]
Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [Microsoft Word]
Phần Diễn Giải: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 1: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 2: [Microsoft Word]

Quyền An Cư: [Microsoft Word]

Quyền Lạc Nghiệp: [Microsoft Word]
Nhân Quyền Bậc 3: [Microsoft Word]
Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
Microsoft Word]



[Trang nhà] [Về MLNQ] [Luật NQ] [Tài liệu] [Báo cáo NQ] [Giải NQVN ] [Diễn đàn] [Liên kết]