TIN MỚI
-
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 31/10 bày tỏ quan ngại trước việc Hà Nội kết án tù 12 năm đối với blogger Đường Văn Thái. Reuters loan tin này hôm 1/11.
-
Sức khoẻ của tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn - biên tập viên trang Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam - đang sa sút nghiêm trọng trong tù khiến người thân lo ngại và tổ chức quốc tế phải lên tiếng đề nghị Chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông vì mục đích nhân đạo.
-
Lê Thanh Nhất Nguyên, con ông Lê Tùng Vân trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai (tức Thiền am bên bờ vũ trụ), có dấu hiệu bị tra tấn và tước đoạt quyền tự do biểu đạt niềm tin tôn giáo, theo Đề án Dân quyền của tổ chức Cứu người vượt biển (BPSOS).
-
Bốn tổ chức nhân quyền quốc tế ra thông cáo riêng rẽ lên án Chính phủ Việt Nam sau phiên xử kín blogger Đường Văn Thái vào ngày 30/10 với mức án 12 năm tù giam và ba năm quản chế.
-
Cán bộ Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An) đồng ý cải thiện điều kiện giam giữ trước cuộc tuyệt thực quyết liệt của hai tù nhân lương tâm (TNLT) là Trịnh Bá Tư và Bùi Văn Thuận.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 30/10 đã kết án blogger Đường Văn Thái 12 năm tù giam và ba năm quản chế trong một phiên tòa xử kín, không có sự tham dự của gia đình. Một nguồn tin biết rõ về phiên tòa không muốn nêu danh tính vì lý do an toàn cho RFA biết kết quả của phiên xử bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào chiều cùng ngày.
-
Mô hình bắt giữ tùy tiện tại Việt Nam đang trở thành một vấn đề hệ thống, có thể vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, theo một cơ quan thuộc cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp quốc (LHQ).
-
Ông Phi, 28 tuổi, được đưa về nhà ngày 23/10, sớm hơn 21 tháng so với bản án tám năm tù giam mà Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự.
-
Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) ngày 21/10 ra thông cáo báo chí lên án việc Chính phủ Việt Nam có các hành vi sách nhiễu và đe doạ đối với bà Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người từng bị cầm tù 39 tháng vì tham gia phản đối việc thu phí bất hợp lý của nhiều trạm thu phí đường bộ (BOT).
-
Freedom House đánh giá Việt Nam với hơn 100 triệu dân chỉ đạt 22/100 điểm về chỉ số Tự do Internet và bị xếp vào hạng “Không có tự do”.
Đây là năm thứ năm liên tục, từ năm 2020, Việt Nam có điểm về chỉ số Tự do Internet là 22/100, giảm 2 điểm so với năm 2019 là
24/100.
-
Một lá thư chung của 33 tổ chức gửi đến Thủ tướng Thái Lan hôm 18/10 kêu gọi bảo vệ ông Y Quynh BDap khỏi nguy cơ bị dẫn độ và cho phép ông tái định cư ở một nước thứ ba.
-
Hôm 8 tháng 10 năm 2024, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 126/2024/ND-CP Quy định về Tổ chức, Hoạt động và Quản lý Hội. Đây được cho là một động thái bất ngờ với những nhà hoạt động dân sự trong và ngoài nước, bởi Luật về hội từng nhiều lần không được Quốc hội thông qua.
-
Ông Đặng Đình Bách đã ăn trở lại khi không đảm bảo sức khỏe, hai tù nhân lương tâm (TNLT) khác là ông Bùi Văn Thuận và Trịnh Bá Tư tiếp tục cuộc tuyệt thực của mình sang ngày thứ 19 trong Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An).
-
Các chuyên gia độc lập và báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc hôm 16/10 ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại sâu sắc về phán quyết của Tòa Hình sự Thái Lan dẫn độ nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap về Việt Nam. Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc thúc giục chính phủ Thái Lan xem xét lại quyết định này.
-
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) gửi thư cho Liên Hiệp quốc (LHQ) khẳng định đã thực hiện xong mọi nghĩa vụ trong việc khắc phục hậu quả gây ra bởi việc xả thải của doanh nghiệp này trong năm 2016. Nhiều người trong giới hoạt động cho rằng tuyên bố của Formosa không đáng tin cậy.
-
Một doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam cung cấp các khóa học "tự do và khai phóng" phải giải thể sau một năm hoạt động, cơ quan an ninh nhiều tỉnh thành liên tục triệu tập làm việc với hơn 50 học viên và cộng tác viên.
-
Ba ông Đặng Đình Bách, Trịnh Bá Tư và Bùi Văn Thuận tiếp tục cuộc tuyệt thực tập thể mà họ bắt đầu từ ngày 28/9 để phản đối chế độ giam giữ hà khắc và yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
-
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bà Nguyễn Thúy Hạnh 3,5 năm tù giam trong một phiên tòa kín hồi tháng 7, bà vừa hết án và trở về nhà.
Bà Hạnh, 61 tuổi, bị bắt ngày 07/4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
-
Chính phủ Việt Nam chấp nhận gần 80% trong tổng số 320 khuyến nghị của các nước sau Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 vừa qua, tuy nhiên lại từ chối các khuyến nghị quan trọng liên quan đến quyền cơ bản của con người, trong đó có khuyễn nghị về sửa đổi Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng hay ngừng trả đũa những người cộng tác với các cơ quan của Liên Hiệp quốc.
-
Bà Lê Thị Hòa và chồng là ông Nguyển Văn Trong ở thôn Tân Thành, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên bị khởi tố và bị bắt theo cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lơi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
-
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với tám người là lãnh đạo, phóng viên Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam, theo cáo buộc ‘cưỡng đoạt tài sản’ quy định tại Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
-
Hai người gồm ông Nguyễn Viết Tú - 51 tuổi, ngụ huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, và Trịnh Bá Hạnh -37 tuổi, ngụ huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt và khởi tố theo cáo buộc “chống phá Nhà nước”.
-
Việt Nam đã tha tù trước thời hạn cho hơn 92.000 tù nhân trong chín lần kể từ năm 2009, tuy nhiên luôn loại trừ các tù nhân chính trị.
Văn phòng Chủ tịch nước sáng 30/9 công bố Quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2024.
-
Tòa án hình sự Thái Lan đã ra phán quyết vào thứ Hai, ngày 30/ rằng nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap sẽ bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông đối mặt với bản án 10 năm tù với cáo buộc "khủng bố".
-
Bà Mary Lawlor, một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A bị các cơ quan chức năng Việt Nam quấy rối.
-
Ba tù nhân lương tâm ở Trại giam Số 6, Thanh Chương (Nghệ An) thông báo sẽ tuyệt thực từ ngày 28/9 để phản đối chế độ giam giữ hà khắc và yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
-
Hai tổ chức nhân quyền là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đã lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam tại khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/9 vừa qua, đồng thời kêu gọi các quốc thành viên LHQ phải yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù chính trị.
-
Một tòa án ở tỉnh Lâm Đồng vừa tuyên án 8 năm tù đối với một người đàn ông bị khép vào tội “tuyên truyền chống nhà nước”, do ông ấy đăng bài trên Facebook kêu gọi chính quyền Việt Nam từ bỏ học thuyết Marx-Lenin mà đảng cộng sản cầm quyền theo đuổi hơn 90 năm qua.
-
Công an tỉnh Kiên Giang vào ngày 27/9 khởi tố và bắt tạm giam hai người phụ nữ là hai mẹ con với cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời, đưa số người bị bắt vì tham gia tổ chức của người Việt tại Mỹ này từ dịp Quốc khánh 2/9 đến nay lên ít nhất bảy người.
-
Chính phủ Việt Nam đang sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để điều khiển, đe doạ và đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập trong nước. Một báo cáo mới của Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) của Mỹ vừa công bố vào ngày 27/9 đưa ra kết luận như vậy.
-
Tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) kêu gọi tiếp tục bảo vệ quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam ngay trước cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự kiến diễn ra vào ngày 25/9 tới đây.
-
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang vào ngày 22/9 cho báo chí trong nước biết về vụ bắt giữ mới đây đối với một phụ nữ 63 tuổi (cư ngụ tại TP Rạch Giá) về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
-
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), vừa được trả tự do sớm hơn 20 tháng so với bản án ba năm tù giam về tội “trốn thuế”.
-
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu bản án 16 năm tù giam được trả tự do vào đêm 20/9/2024, trước thời hạn tám tháng. Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
-
Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển của Liên Hiệp quốc (LHQ), tiến sĩ Surya Deva đưa ra nhiều khuyến cáo cho Chính phủ Việt Nam, trong đó có khuyến nghị bảo đảm quyền tham gia của người dân trong quá trình phát triển.
-
Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã khởi tố, bắt giam Nguyễn Thị Hường và Trần Văn Linh, ngụ quận Gò Vấp với cáo buộc liên quan tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
-
Đúng ngày 8 tháng 8 Âm lịch của một năm trước (ngày 22/9/2023), tử tù kêu oan 18 năm bị Công an tỉnh Hòa Bình đưa đi thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc bất chấp những lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế và các phái đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 16/9 kết án ông Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV, với bản án năm năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
-
Dân biểu Mỹ Michelle Steel hôm 12/9 ra thông cáo báo chí chỉ
trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden vì đã thất bại trong việc bảo vệ tự
do tôn giáo toàn cầu bao gồm Việt Nam.
-
Những người Việt Nam vốn từng cộng tác với các cơ quan của Liên Hiệp quốc (LHQ) để báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền của quốc gia độc đảng này, đã và đang hạn chế các hoạt động của mình do lo ngại bị trả thù.
-
Một số người Chăm ở Ninh Thuận nói rằng đạo Bani của họ bị chính quyền đổi thành đạo Hồi giáo Bani và từ đó họ bị phân biệt đối xử, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng những tuyên bố trên không đúng.
-
Chính quyền Việt Nam bị chỉ trích tại một diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về những đàn áp nhân quyền thời gian gần đây, tuy nhiên đại diện Việt Nam đã bác bỏ những cáo buộc này.
-
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vào ngày 10/9 tuyên án sáu năm tù đối với ông Hoàng Tùng Thiện – đồng sáng lập Đảng đoàn Việt Nam và kêu gọi đa đảng chính trị cho Việt Nam.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 10/9 đã kết án 7 năm tù giam đối với nhà báo độc lập, blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA) Nguyễn Vũ Bình về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
-
Một đường dây mua bán người ở hai tỉnh Bình Định và Phú Yên vừa bị triệt phá, sáu người bị bắt giữ; 35 cô gái trẻ được giải cứu.
-
Hai người kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải vừa bị Toà án Nhân dân tỉnh An Giang tuyên án tù vào ngày 4/9 vừa qua với cáo buộc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Một trong hai người bị kết án là luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nam Định.
-
Ông Lê Trọng Hùng, người đang thi hành án tù năm năm về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” ở Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An), bắt đầu tuyệt thực từ ngày 04/9 để đòi công lý trong vụ án của ông cũng như phản đối việc ông Tô Lâm trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
-
Công an Việt Nam vào ngày 29/8 vừa bắt giữ một người đàn ông có ý định rải truyền đơn dịp Quốc khánh 2/9 và cáo buộc người này tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời của ông Đào Minh Quân ở Mỹ. Đây là tổ chức bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố.
-
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh, người từng tham gia các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng, phản đối Formosa xả thải gây thảm họa môi trường... vừa mãn hạn tù trở về nhà nhưng vẫn phải thi hành án quản chế.
-
Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) kêu gọi Thứ trưởng Ngoại giao Uzra Zeya phụ trách An ninh dân sự, Dân chủ và Nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam thúc đẩy chính quyền độc đảng trả tự do cho các tù nhân lương tâm (TNLT).
-
Toà án Nhân dân huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) trong phiên toà sơ thẩm vào các ngày 21 và 22/8 vừa qua đã tuyên án ông Lê Phú Tuân (sinh năm 1972) bốn năm và tám tháng tù với cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
-
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang mới đây nói trước Quốc hội Việt Nam rằng Bộ này đã bố trí lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ở công an 63 tỉnh, thành.
-
Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định truy tố đối với ông Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV theo cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” sau hơn bảy tháng bị bắt tạm giam.
-
Một loạt các ca sỹ, diễn viên nổi tiếng phải lên tiếng xin lỗi khi bị dư luận viên tấn công vì đã từng biểu diễn ở hải ngoại trong các sự kiện có cờ Việt Nam Cộng Hòa.
-
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang mới đây nói trước Quốc hội Việt Nam rằng Bộ này đã bố trí lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ở công an 63 tỉnh, thành.
-
Theo báo cáo mới nhất của Freedom House, Việt Nam nằm trong số 55 quốc gia mà nhà chức trách tuỳ tiện hạn chế quyền đi lại của công dân, đặc biệt là người thuộc giới bảo vệ nhân quyền và bất đồng chính kiến.
-
Các chuyên gia và báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc hôm 14/6 gửi thư đến Chính phủ Việt Nam yêu cầu trả lời các quan ngại về việc xét xử 100 người Thượng ở Đắk Lắk hồi đầu năm nay liên quan đến vụ tấn công vào các trụ sở chính quyền địa phương ở tỉnh này hồi tháng 6 năm 2023.
-
Thêm một người Thượng ở khu vực Tây Nguyên bị bắt giữ với cáo buộc thu thập thông tin một chiều rồi báo cáo ra nước ngoài nhằm chống đối chính quyền.
-
Một nhóm gồm 13 chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp quốc (LHQ) đã gửi một thư cáo buộc chung (Joint Allegation Letter) đến Chính phủ Thái Lan để bày tỏ quan ngại về sự hợp tác an ninh giữa Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan và Công an Việt Nam trong việc trục xuất người Thượng tị nạn về Việt Nam, nơi họ có thể bị cầm tù hoặc đối xử vô nhân đạo.
-
Ông Trần Minh Lợi – chủ trang Facebook cùng tên bị tuyên năm năm tù giam với cáo buộc có nhiều lần viết bài vu khống, xúc phạm tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội, trong đó có ông Lê Lợi, Chánh án Toà án nhân dân huyện Cư Kuin.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 15/8 kết án nhà hoạt động kiêm Youtuber Nguyễn Chí Tuyến với mức án 5 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì bình luận về chống tham nhũng.
-
Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc gần đây công bố Báo cáo quốc gia rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 4 của Việt Nam. Đối với báo cáo này, giới hoạt động nhận định chưa phản ánh đúng tình hình thực tế ở quốc gia Đông Nam Á này.
-
Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển của Liên Hiệp quốc, tiến sĩ Surya Deva, khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên chú ý đến các nhóm người yếu thế, đặc biệt là các sắc dân thiểu số và người tàn tật.
-
Bộ Nội vụ Việt Nam nói Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đang tạo ra nhiều phức tạp cho xã hội và có kế hoạch để mạnh tay đối phó với những người tu luyện và ngăn chặn không cho hình thành tổ chức trái pháp luật.
-
Ông Nguyễn Văn Nhơn (sinh năm 1956, ngụ tại phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn) vào ngày 3/8 bị bắt với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 1 Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
-
Ông Nguyễn Đình Trung- 66 tuổi, ngụ tại phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố (TP) Đà Nẵng, vào ngày 2/8 chịu khởi tố và bắt giam theo cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân” dưới Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
-
Công an tỉnh Long An hôm 31/7 khởi tố, bắt giam một người về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì cáo buộc liên hệ với nhóm “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có trụ sở tại Mỹ, một tổ chức bị chính quyền Cộng sản liệt vào nhóm “khủng bố”.
-
Tù nhân lương tâm- kỹ sư Phạm Văn Trội, người từng là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ (AEDC) , vừa mãn án tù 7 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
-
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 29/7 cho biết họ đã gửi một tờ trình cho chính phủ Australia và yêu cầu “gây sức ép” với chính quyền Việt Nam trong các cuộc gặp sắp tới tại sự kiện Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam lần thứ 19 diễn ra vào ngày 30/7 tại Canberra.
-
Thêm luật sư Đào Kim Lân, một trong những luật sư tham gia bào chữa trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai (nay là Thiền Am bên bờ Vũ Trụ), bị Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) xóa tên.
-
Một toà án ở Hà Nội kết án nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên từ một tháng trước nhưng không công bố rộng rãi.
-
Từ việc phạt hành chính những người dân bàn luận về cái chết của Tổng bí thư đến việc gia tăng yêu cầu Facebook hạn chế những bài viết trái chiều, Chính phủ Việt Nam tăng cường đàn áp những tiếng nói phản biện trước khi cử hành quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng.
-
Trong phúc trình công bố ngày 18/7, tổ chức Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) nói rằng Việt Nam thực hiện “những nỗ lực có hệ thống nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger, bao gồm cả việc bỏ tù họ theo điều luật an ninh quốc gia, hạn chế quyền tự do đi lại của họ cũng như tra tấn và đối xử tệ bạc khi giam giữ.”
-
Hôm 15/7, Tòa Hình sự Bangkok quyết định lùi lại ngày tiến hành phiên tranh tụng về việc dẫn độ nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Y Quynh Bdap, cũng là một người Việt đang tị nạn ở Thái Lan, tổ chức bảo vệ nhân quyền Cross Cultural Foundation có trụ sở ở Bangkok cho hay trong một thông cáo báo chí đề ngày 16/7.
-
Toà án Nhân dân tỉnh Hưng Yên hôm 11/7 tuyên án tù bảy năm đối với ông Phạm Văn Chờ với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.
-
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk từ chối cấp hộ chiếu cho cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thục Vy viện dẫn lý do “an ninh quốc gia” nhưng không đưa ra bất kỳ văn bản nào.
-
Tù nhân lương tâm (TNLT) Hoàng Bình (tên thật là Hoàng Đức Bình) khá khó khăn khi đi bộ ra khu vực gặp thân nhân do sức khoẻ ngày càng đi xuống.
-
Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) bổ sung Thái Lan vào danh sách các quốc gia đang bị suy giảm nghiêm trọng về không gian dân sự sau các vụ đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước và vụ bắt giữ nhà hoạt động người Việt Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Hà Nội.
-
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) vào ngày 10/7 kêu gọi cơ quan chức năng Thái Lan không được cưỡng bức nhà hoạt động nhân quyền người dân tộc thiểu số Ê Đê, ông Y Quynh Bdap, về Việt Nam, nơi mà người này sẽ đối mặt với mối nguy nghiêm trọng bị tra tấn.
-
Mười một tù nhân là tín đồ Thiên Chúa giáo người dân tộc thiểu số hiện đang mất tích.
Tổ chức Phi Chính phủ International Christian Concern (ICC) trụ sở tại Hoa Kỳ, vào ngày 8/7 ra tuyên bố với cảnh báo vừa nêu.
-
Ngày 04/7, Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền (Đài Quan sát), một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT) ra tuyên bố kêu gọi can thiệp khẩn cấp đối với trường hợp của nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap.
-
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị toàn ngành tuyên giáo phải tăng cường giám sát chặt chẽ không gian mạng, phát hiện, gỡ bỏ các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin xấu độc, sai sự thật.
-
Các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề nhân quyền hôm 4/7 ra thông cáo báo chí chung kêu gọi Thái Lan không trục xuất nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap về nước theo yêu cầu của Hà Nội.
-
Một số nhà hoạt động đang tị nạn chính trị ở nước ngoài lên tiếng cảnh báo về tình trạng họ vẫn bị an ninh Việt Nam theo dõi, làm phiền sau khi một nhà hoạt động ở Mỹ bị một người tự xưng là người của Bộ Công an Việt Nam tiếp cận.
-
Nhân dịp Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam tiến hành Đối thoại Nhân quyền, tám tổ chức nhân quyền và xã hội dân sự của Việt Nam và quốc tế đã viết thư chung kêu gọi EU hối thúc Hà Nội tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền.
-
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói các cuộc Đối thoại Nhân quyền của Liên minh Châu Âu (EU) với Việt Nam không hiệu quả, thay vào đó EU có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp trừng phạt để buộc Hà Nội phải cải thiện hồ sơ nhân quyền.
-
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) sẽ nhận đề cử ứng viên cho Giải Nhân quyền Việt Nam (GNQVN) năm 2024 từ nay đến ngày 30 tháng 9 năm 2024.
-
Sư Thích Minh Tuệ (thế danh Lê Anh Tú) mất tích gần 20 ngày khiến gia đình lo lắng gửi đơn cho cơ quan công an các cấp nhờ tìm kiếm tung tích của ông.
-
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc (26/6), Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho ba nhà hoạt động người Việt tiêu biểu đang bị cầm
tù.
-
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm thứ hai liên tiếp xếp Việt Nam trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt, giới hoạt động cho rằng Mỹ cần có chế tài mạnh hơn chứ không thể nói suông.
-
Hôm 25/6, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Ben Cardin cùng với ba Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, thúc giục ông đưa các ưu tiên nhân quyền vào trong các cuộc đối thoại với Việt Nam.
-
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken vào ngày 26/6 (giờ miền Đông nước Mỹ) chính thức công bố phúc trình thường niên năm 2023 về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới, trong đó có phần về Việt Nam.
-
Một nhóm gồm 17 tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) cùng kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho ba nhà hoạt động môi trường và khí hậu Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng, và Ngô Thị Tố Nhiên.
-
Tù nhân lương tâm (TNLT) Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng), người đang thụ án tù sáu năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam Gia Trung, bị kỷ luật lần thứ hai trong năm nay.
-
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 đã nâng thứ hạng của Việt Nam trong một báo cáo về nạn buôn người, ngay cả khi Bộ này viện dẫn những lo ngại rằng quốc gia Đông Nam Á này đã không điều tra các quan chức chính phủ đồng lõa với tội phạm buôn người.
-
Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo (PGHH) vốn được nhà nước công nhận được phép tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đạo một cách long trọng, trong khi đó công an tỉnh An Giang đã áp dụng mọi biện pháp để ngăn cản tín đồ của hai nhóm Phật giáo Hoà Hảo độc lập tụ tập.
-
Một nhà hoạt động người Thượng đang bỏ trốn ở Thái Lan sẽ phải ra tòa vào ngày 15/7 tới đây liên quan tới khả năng ông này sẽ bị trả về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội. VOA dẫn nguồn tin từ cảnh sát Thái Lan và Bộ ngoại giao Thái Lan cho biết như vậy hôm 23/6.
-
Hơn một tuần sau khi Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền người Thượng Y Quynh Bdap và có thể trục xuất ông về nước theo yêu cầu của Hà Nội, bốn tổ chức nhân quyền đã cùng lên tiếng đòi tự do cho ông.
-
Một tổ chức nhân quyền mới đây tố cáo Chính phủ Việt Nam đã che giấu thông tin khi cung cấp thông tin cho phía Hoa Kỳ về nạn buôn người để che đậy những vụ việc có liên quan đến các quan chức.
-
Toà án Nhân dân tỉnh Tiền Giang vào ngày 19/6 tuyên án tù hai người bị cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời của người Việt tại Mỹ. Đây là tổ chức bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các nhóm khủng bố.
-
Thêm hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế như Article 19, Viện Báo chí Quốc tế, Văn Bút Mỹ, Qũy Nhân quyền bày tỏ “quan ngại” về việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger-tác giả sách Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển, đồng thời kêu gọi Hà Nội hủy bỏ các cáo buộc đối với hai ông.
-
Một số tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Chính phủ Thái Lan không trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông đối diện với mức án tù dài hạn.
-
Một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan bị cảnh sát nước này bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông phải đối diện với bản án 10 năm tù vì bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk.
-
Ngày 08/6, Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại đã trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2024 cho Hội đồng Liên Tôn Việt Nam (HĐLTVN) vì sự đóng góp của tổ chức này cho phong trào đấu tranh đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam.
-
Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam vào ngày 7 tháng 6 cho biết đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam nhà báo Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển- Trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
-
Cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người mãn hạn tù đầu năm 2023, lên tiếng kêu cứu vì bị công an tỉnh Thái Bình truy lùng nhiều ngày nay.
-
Tung tích của sư Thích Minh Tuệ đến nay vẫn chưa rõ sau cuộc bố ráp của công an vào rạng sáng ngày 3/6 đối với đoàn bộ hành hơn 70 người ở xã Hương Thọ, thành phố Thừa Thiên Huế khiến một Dân biểu Hạ viện tiểu bang California (Mỹ), nơi có số đông người Việt hải ngoại sinh sống, bày tỏ quan ngại.
-
Nhà hoạt động nhân quyền Huỳnh Thục Vy được trả tự do vào ngày 01/6 vừa qua, sớm ba tháng so với bản án 33 tháng tù về tội danh “xúc phạm quốc kỳ” mà toà án đã tuyên.
-
Liên minh Châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023, dù đã nêu ra được một số vi phạm nhân quyền của Chính phủ Hà Nội nhưng vẫn khiến giới hoạt động thất vọng.
-
Các cơ quan chức năng của nhiều tỉnh ở Nam Bộ gia tăng đàn áp và sách nhiễu những người hoạt động cổ suý cho quyền của người Khmer Krom bản địa trong thời gian gần đây, kể cả việc từ chối cấp hộ chiếu và trục xuất sư khỏi chùa.
-
Hai tù nhân lương tâm (TNLT) Bùi Văn Thuận và Đặng Đình Bách vừa cho thân nhân biết việc tiếp tục bị ngược đãi tại Trại giam số 6. Trước tình trạng đó, bản thân ông Thuận tiến hành tuyệt thực để phản đối; còn gia đình ông Bách làm đơn khiếu nại.
-
Toà án Nhân dân tỉnh Trà Vinh hôm 23/5 tuyên y án tại phiên toà phúc thẩm xét xử hai người hoạt động tôn giáo người Khmer Krom là Thạch Chương
và Tô Hoàng Chương. Hai người Khmer Krom trước đó đã bị toà sơ thẩm tuyên án bốn năm và ba năm sáu tháng tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
-
Hai người dùng Facebook ở tỉnh Tiền Giang hôm 20/5 vừa qua bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Truyền thông Nhà nước cho biết, hai người bị truy tố là Nguyễn Đức Thanh và Nhựt Kim Bình.
-
Chính quyền TPHCM lo ngại tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tập trung đông người kéo dài và cho rằng đây là do có một số đối tượng quá khích lợi dung, lôi kéo, xúi giục người dân.
-
Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu bầu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước, một số nhà hoạt động khi được hỏi đã bày tỏ lo ngại việc vi phạm nhân quyền dưới dàn lãnh đạo mới sẽ không dừng lại.
-
Thêm một quan chức có những nỗ lực cải cách Luật Lao động Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế bị bắt giữ với cáo buộc "cố ý làm lộ bí mật Nhà nước" trong khi Quốc hội nước này đang bầu thêm hai chức danh lãnh đạo mới.
-
Ban giám thị Trại giam Xuân Phước kỷ luật tù nhân lương tâm (TNLT) Đặng Đăng Phước sau khi ông nhờ vợ chuyển số điện thoại của bạn tù về cho gia đình.
-
Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bà Uzra Zeya nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.
Bà Uzra phát biểu như trên tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 30 (11/5/1994 - 11/5/2024) được diễn ra ở Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ trong ngày 14/5.
-
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ sự quan ngại về bản án 8 năm tù đối nhà hoạt động Phan Tất Thành, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do phát biểu trên mạng xã hội.
-
Chính quyền tỉnh Bình Thuận dự tính xây mới hai trường học đạt chuẩn quốc gia trên phần đất mượn của nhà thờ Giáo xứ Thanh Hải từ năm 1975 nhưng vấp phải phản ứng của các giáo dân.
-
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt - người dẫn đầu đoàn Việt Nam tại phiên Kiểm điểm định kỳ ở Liên Hiệp Quốc vào tuần qua - nói với báo trong nước rằng Việt Nam đã thành công trong phiên kiểm điểm lần này và được nhiều nước hoan nghênh dù có một số bình luận, khuyến nghị từ một số nước chưa phù hợp.
-
Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
-
Tổ chức Giám sát nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vào ngày 8 tháng năm ra thông cáo cho rằng Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động.
-
Công an Hà Nội vừa bắt giam ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Người được cho là đang dẫn đầu nỗ lực phê chuẩn Công ước 87 của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mà nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước, theo tổ chức nhân quyền Project 88.
-
Trong khi phái đoàn lãnh đạo các bộ ngành của Chính phủ Việt Nam bị đại diện các quốc gia chất vấn, chỉ trích trong phòng họp của Liên Hiệp Quốc về tình trạng đàn áp nhân quyền, ở bên ngoài, người biểu tình nêu bật vấn nạn này ở trong nước.
-
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/5 tuyên ông Phan Tất Thành tám năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, do cho rằng nhà hoạt động này đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung xâm phạm uy tín của Đảng, Nhà nước và làm dư luận hoang mang.
-
Nhóm công tác Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ xem xét hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua tại Geneva, Thụy Sĩ, tuy nhiên các nhà hoạt động không tin tưởng lắm vào sự cải thiện của chính phủ.
-
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt nói Nhà nước Việt Nam ưu tiên ổn định xã hội và phát triển kinh tế khi phản hồi những quan ngại của quốc tế về hạn chế nhân quyền trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát hay Rà soát Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review, viết tắt UPR) cho Việt Nam lần thứ 4 tại Geneva (Thuỵ Sỹ) vào sáng 07/5.
-
Một nhóm chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp quốc gửi thư chung bày tỏ sự quan ngại về sức khoẻ của tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Hữu Minh Tuấn- người đang mắc nhiều bệnh nguy hiểm nhưng không được chữa trị ở Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
-
Việt Nam đứng thứ bảy trong nhóm các nước có ít tự do báo chí nhất trong năm 2024, cải thiện bốn bậc so với năm ngoái nhưng Chính phủ do Đảng cộng sản lãnh đạo vẫn tiếp tục kiểm soát báo chí một cách nghiêm ngặt và cầm tù các nhà báo một cách có hệ thống.
-
Tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam đứng thứ ba toàn cầu về số nhà văn bị cầm tù trong năm 2023, tăng thêm ba bậc so với năm trước đó cho thấy tình trạng bắt bớ những người cầm bút ngày càng nghiêm trọng hơn.
-
Năm công dân Việt Nam bị lừa bán sang Lào vừa được giải cứu
về nước. Truyền thông Nhà nước trích dẫn thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà
Tĩnh cho biết như vậy hôm 2/5.
-
Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) hôm 1/5 công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo 2023 cho biết, Việt Nam hiện vẫn có 80 nạn nhân tôn giáo theo danh sách nạn nhân tín ngưỡng Frank R.Wolf (FoRB) do USCIRF lập nên để theo dõi các quốc gia nên được đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
-
|
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
8971 Colchester Ave
Westminster, CA 92683,
U.S.A. Tel.:
714-657-9488 / Email:
vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Lời Phủ Nhận
| |